1. Chia thừa kế khi bố mẹ đã mất hơn 30 năm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự số 2015 số 91/2015/QH13 thì thời hiệu thừa kế sẽ chỉ xác định tối đa là 30 năm nếu di sản là bất động sản. Trong trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm mà xảy ra tranh chấp di sản và yêu cầu đòi lại tài sản thừa kế thì cần phải xem xét thời hiệu khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 và Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 như sau:
Thời điểm mở thừa kế Từ 10/9/1990 - trước 01/01/2017 Trước 01/7/1991 (di sản thừa kế là nhà ở mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia)   Trước ngày 01/7/1991 (di sản thừa kế là nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) Từ  10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản - Đối với bất động sản: 30 năm từ thời điểm mở thừa kế
- Đối với động sản: 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.
Không tính vào thời hiệu khởi kiện kể từ 01/7/1996 - 01/01/1999 Không tính vào thời hiệu khởi kiện kể từ 01/7/1996 - 01/9/2006 Tính từ thời điểm mở mở thừa kế
Căn cứ pháp lý Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 Khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 Khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006 Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015
Như vậy, theo quy định, trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản ấy.
Trường hợp bố mẹ đã mất hơn 30 năm mới xảy ra tranh chấp di sản và yêu cầu đòi lại tài sản thừa kế thì cần phải xem xét thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ở trên.
Trong đó, nếu đã kết thúc thời hạn 10 năm phân chia di sản mà không có tranh chấp từ các đồng thừa kế thì di sản đó sẽ thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Hiện nay, việc xác định thời hiệu chia di sản được xác định như sau:
(1) Thời hiệu để chia di sản: 30 năm với bất động sản và 10 năm với động sản từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn trên, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người đang quản lý tài sản đó thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
(2) Thời hiệu để xác nhận/từ chối quyền thừa kế: 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
(3) Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ liên quan tới tài sản: 03 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.
2. Thủ tục phân chia thừa kế khi bố mẹ mất hơn 30 năm 
2.1. Thừa kế theo di chúc 
Căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bố mẹ trước khi mất để lại di chúc thì di sản sẽ được chia phụ thuộc vào nội dung phân chia trong di chúc.
Trong trường hợp di chúc phân chia rõ ràng từng phần di sản cho từng người thừa kế, người thừa kế cần làm thủ tục chia di sản thừa kế, sau đó chuyển quyền sở hữu tài sản từ người để lại di chúc sang cho mình. Người đang giữ di chúc phải giao di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.
Trong trường hợp di chúc không xác định rõ ràng phần di sản của từng người thừa kế thì người thừa kế có thể thực hiện việc công chứng văn bản thoả thuận phân di sản (theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 năm 2014). Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân di sản được thực hiện như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị: 
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Di chúc.
- Giấy tờ của người để lại di chúc: Giấy chứng tử, đăng ký kết hôn…
- Giấy tờ của người được hưởng thừa kế: Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu) còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú, giấy khai sinh/giấy chứng nhận con nuôi…
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản:
  • Đối với động sản: Đăng ký xe ô tô, xe máy; sổ tiết kiệm…
  • Đối với bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng); Biên bản bàn giao nhà đất…
- Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có).
Cơ quan thực hiện: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Thời hạn giải quyết: Từ 02 đến không quá 10 ngày làm việc nếu nội dung công chứng phức tạp.
2.2. Thừa kế theo pháp luật
Khi hưởng di sản thừa kế, pháp luật thường ưu tiên việc phân chia thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật khi:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Di sản không được định đoạt cụ thể trong di chúc;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Người nhận thừa kế cần phải thực hiện thủ tục công chứng một trong 02 loại văn bản trên.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 112.504
Trong năm: 11.380
Trong tháng: 9.684
Trong tuần: 6.628
Trong ngày: 565
Online: 27